• Hà Nội: Số 104 Nhà M7 Tập thể Văn Công Quân Đội, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy. Bắc Ninh: Lô A17, Đường Trần Phú (Quốc Lộ 1A), P. Đình Bảng, Từ Sơn. Nhà Máy: Lô M1 KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, P. Tân Hồng, TP Từ Sơn, Bắc Ninh. Sài Gòn: Số 008A, Tòa nhà Besco An Xương, Quốc Lộ 1A, P. Trung Mỹ Tây, Q12, HCM
  • mayhannamvuong07@gmail.com
  • 0979 125 646

Cấu tạo của máy hàn que và nguyên lý hoạt động

04/05/2018 03:55 +07 - Lượt xem: 140764

Máy hàn là máy móc được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí nhằm thực hiện các mối nối kim loại để tạo thành các sản phẩm như ý muốn. Tìm hiểu cấu tạo của máy hàn que và nguyên lý hoạt động của máy để vận dụng linh hoạt trong công việc.

Máy hàn que hay còn gọi là máy hàn hồ quang là thiết bị vô cùng quan trọng trong chế tạo sản phẩm từ sắt, ghép nối sản phẩm như ý. Dưới đây là cấu tạo và nguyên lý của máy hàn que.

Sơ đồi cấu tạo của máy hàn que – Máy hàn TIG

Cấu tạo của máy hàn que

Tungsten Inert Gas (TIG) là quá trình hàn hồ quang bằng điện cực Vonfram trong môi trường bảo vệ là khí trơ, mối hàn được khí trơ bảo vệ tránh khỏi sự xâm nhập của không khí bên ngoài. Kim loại nóng chảy nhờ nhiệt lượng do hồ quang tạo ra giữa điện cực Vonfram và vật hàn.

Cấu tạo của máy hàn que có tính năng dễ dàng nhận biết như sau: các máy hàn điện mini có dãy điện áp làm việc khá rộng bởi các máy hàn điện tử tích hợp chức năng bù điện áp đầu vào khi bị giảm sút. Điện bị sụt giảm áp nguồn cấp cho phép có thể đến ± 20%. Điện áp đầu vào sụt tầm 180-190V thì các máy hàn cơ truyền thống không thể làm việc được nhưng các máy hàn điện tử inverter mini sở hữu ưu điểm vượt trội hơn vẫn có thể duy trì trạng thái làm việc ổn định, không bị dán đoạn công việc.

Sơ đồ cấu tạo của máy

Cấu tạo của máy hàn que điện tử TIG cụ thể bao gồm: Nguồn điện; van điều áp, nối đất, bình khí; Kẹp mát; mỏ hàn TIG; kẹp hàn…

Có 5 loại khí và hỗn hợp khí được sử dụng làm khí bảo về khi hàn TIG:

Thứ nhất: Argon tinh khiết

Thứ hai: Heli tinh khiết

Thứ ba: CO2 tinh khiết

Thứ tư: Hỗn hợp Argon + heli

Thứ năm: Hỗn hợp Argon + CO2

Tiếp theo là bộ biến dòng bao gồm: bộ biến dòng có hồi tiếp và bộ biến dòng theo kiểu Inverter.

Mỏ hàn và kẹp mass cấu tạo cụ thể gồm: Đai bảo vệ; cán; Đường dẫn nước, đường dẫn khí; chụp khí; điện cực W.

Bộ biến dòng theo kiểu Inverter.

Ngoài ra cấu tạo máy hàn que còn có các bộ phận khác như:

  • Bộ phận làm mát
  • Dây dẩn
  • Các nút điều khiển
  • Một số máy còn có bộ điều khiển bằng dòng chân.

Về nguyên lý hoạt động của máy hàn que

Máy hàn que là máy hàn điện tử được sử dụng trong sản xuất cơ khí công nghiệp, làm việc trong môi trường khí trơ, các mối hàn được khí trơ bảo vệ tránh khỏi sự xâm nhập của không khí bên ngoài.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động

Cấu tạo của máy hàn que giúp sử dụng tiện ích, có thể được thực hiện ở bất kỳ vị trí hàn và trong chế độ bằng tay, bán tự động và tự động; các phương pháp được sử dụng phụ thuộc vào các trang thiết bị và ứng dụng.

Về Hiệu chỉnh dòng hàn:

Tốc độ hàn thực nghiệm cho thấy chọn thông số hàn tốt nhất là 1A cho 0.0001 in bề dày, tức là vào khoảng 40A/mm ứng với tốc độ 250mm/phút. Trong khi phương pháp hàn thủ công rất khó để hàn với tốc độ đó, do đó người ta phải giảm dòng tương ứng, vào khoảng 16A/mm bề dày với tốc độ hàn 100mm/phút.

Về Hiệu chỉnh tốc độ hàn:

Tốc độ hàn thường vào khoảng 100-250mm/phút

Về Hiệu chỉnh dòng hồ quang:

– Chiều dài hồ quang được tính từ điện cực đến bề mặt vùng chảy

– Theo quy tắc hàn ta chọn chiều dài hồ quang cỡ khoảng 0,5 – 3 mm và thường tùy thuộc vào vật liệu hàn.

Trên đây là thông tin chi tiết về cấu tạo của máy hàn que và nguyên lý hoạt động của máy. Là người thợ giỏi cần nắm bắt chuyên sâu các kỹ thuật và cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm để áp dụng công việc hiệu quả.

 




Bài xem nhiều