• Hà Nội: Số 104 Nhà M7 Tập thể Văn Công Quân Đội, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy. Bắc Ninh: Lô A17, Đường Trần Phú (Quốc Lộ 1A), P. Đình Bảng, Từ Sơn. Nhà Máy: Lô M1 KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, P. Tân Hồng, TP Từ Sơn, Bắc Ninh. Sài Gòn: Số 008A, Tòa nhà Besco An Xương, Quốc Lộ 1A, P. Trung Mỹ Tây, Q12, HCM
  • mayhannamvuong07@gmail.com
  • 0979 125 646

Hướng dẫn cách hàn điện cho người mới bắt đầu

04/05/2018 03:55 +07 - Lượt xem: 78145

Khi mới bước vào nghề, bắt tay vào học kỹ thuật hàn điện thường có những thắc mắc: “Vì sao những người mới hàn thường bị dính que, giựt không ra? Nếu để lâu quá máy hàn có bị nóng do quá tải?” Để trả lời cho những thắc mắc đó chúng tôi đưa ra hướng dẫn cách hàn điện cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến hàn bị dính que

Trong hướng dẫn cách hàn điện cơ bản này chúng tôi chỉ ra các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng hàn bị dính que. Từ nguyên nhân này sẽ đưa ra được cách giải quyết tốt.

Ảnh minh họa

Nguyên nhân thứ nhất: Cường độ dòng điện yếu

Để học được kỹ thuật hàn, điều đầu tiên bận cần học chính là cách điều chỉnh cường độ dòng điện. Nếu cường độ dòng điện quá thấp sẽ dẫn đến hàn bị dính que, hàn không ngấu và các mối hàn ngậm xỉ. Nếu cường độ dòng điện quá cao sẽ gây văng tóe.

Nguyên nhân thứ hai: Việc lựa chọn que hàn không phù hợp

Nếu chiều dài của vật hàn càng lớn thì đường kính que hàn càng lớn

Nguyên nhân thứ ba: Chất lượng que hàn

Chất lượng que hàn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng mối hàn, có thể trong quá trình bảo quản không tốt nên que hàn sẽ bị ẩm hay bị vỡ lớp thuốc bọc.

Nguyên nhân thứ tư: Khoảng cách que hàn đến vật hàn quá gần

Hướng dẫn cách hàn điện

Để hàn điện được thuần thục, người thợ hàn cần phải rèn luyện nhiều để nâng cao kỹ thuật, tăng thêm kinh nghiệm. Các hướng dẫn hàn điện đa phần chỉ là lý thuyết mà người thợ thì cần kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng chính xác và sát với thực tế nhất. Dưới đây là hướng dẫn cách hàn điện cơ bản nhất dành cho người mới bắt đầu.

Ảnh minh họa

Thứ nhất: Chú ý đưa mối hàn về vị trí nằm ngang. Ví dụ bạn muốn hàn ở góc chữ “L” thì nên đưa vật hàn ngửa lên (nếu có thể) để tạo thành góc chữ “V” như vậy sẽ giúp hàn một cách dễ dàng hơn.

Thứ hai: Tăng tính tiếp xúc của vật hàn bằng cách:

Vệ sinh mối hàn tốt trước khi hàn

Chùi sạch lớp sơn, bụi hoặc rỉ sét bám bên ngoài.

Nên mài một lớp sạch kẽm nếu gặp sắt tráng kẽm (galvanized).

Phải gõ, chải cho tróc hết các lớp xỉ nếu hàn nhiều đường để tiến hành hàn đường kế tiếp.

Thứ ba: Lựa chọn que hàn phù hợp

Việc lựa chọn que hàn phụ thuộc vào chiều dày vật hàn và còn phải phù hợp với từng loại máy hàn khác nhau. Ví dụ:

– Đường kính que hàn 1.6mm – 3.2mm: Chọn máy hàn 200A, HK200E, HK200Z (có thể kéo cả que hàn 4.0mm)
– Đường kính que hàn 3.2mm – 4.0mm: Chọn máy hàn HK250T, HK250TP
– Đường kính que hàn 4.0mm – 5.0mm: Chọn máy hàn HK315; Hk315i; HK400i (có thể hàn được que 6mm).

Thứ tư: Thiết lập cường độ dòng điện phù hợp, việc thiết lập cường độ dòng điện phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Đường kính lõi que hàn; bề dày thuốc bọc que hàn

Các tính chất của que hàn

Vật liệu hàn

Loại mối hàn

Bề dày vật hàn

Để dòng hàn ra được đảm bảo bạn cần xem lại toàn bộ các vị trí tiếp xúc từ máy ra tới vật hàn, dây mass, que hàn….. để tất cả được tiếp xúc tốt nhất và đảm bảo cho các dòng điện lớn có thể chạy qua.

Trên đây là những thông tin cơ bản trong hướng dẫn hàn điện cho người mới bắt đầu. Chúc các bạn sẽ áp dụng tốt và vận dụng linh hoạt.

 




Bài xem nhiều